Tuesday, January 23, 2018

Chuẩn bị để tạo ẤN TƯỢNG vào ngày đầu tiên đi làm




Ngày đầu tiên đi làm: quan trọng hay không quan trọng? Đây là ngày để  "sếp" đánh giá về bạn. Ngày để bạn tạo ấn tượng đầu tiên đối với tất cả mọi người xung quanh. Những gì bạn sẽ phải chuẩn bị cho " ngày quan trọng" này?

1.  Buổi tối dành cho ngày đầu tiên đi làm.


buoi-toi-ngay-dau-tien-di-lam
Ngày đầu tiên đi làm: buổi tối


Những gì bạn cần làm trong buổi tối để chuẩn bị cho "ngày trọng đại"? Những điều bạn phải làm rất đơn giản. Bạn cần phải liệt kê tất cả các đồ đạc sẵn sàng cho ngày mai như: bút, vở, quần áo, giấy tờ, kiến thức…Trang phục là yếu tố đầu tiên đập vào mắt người đối diện nên hãy chuẩn bị cho mình những trang phục phù hợp nhé. Để tạo ấn tượng tốt nhất thì bạn cần quan tâm đến tất cả các chi tiết dù là nhỏ nhất. Nhưng dù thế nào hãy ngủ đúng giờ để có một ngày mới tràn đầy nắng lượng.

2. Ngày đầu tiên đi làm - Khởi động ngày mới thật sớm.


buoi-sang-ngay-dau-tien-di-lam
Ngày đầu tiên đi làm - Khởi động buổi sáng



Hãy bắt đầu ngày làm việc đầu tiên bằng việc thức dậy thật sớm và chuẩn bị cho mình một bữa sáng đầy đủ năng lượng. Trước khi đi làm  kiểm tra thật kỹ lại tất cả những đồ đạc cần mang. Đừng để những chi tiết lặt vặt như: quên chìa khóa, quên sổ hay quần áo nhăn nhó vào ngày đầu tiên gặp sếp mới của bạn nhé. Việc này sẽ giúp bạn khởi đầu thật tốt dành cho công việc mới. Ngày đầu tiên đi làm bạn lưu ý hãy đi thật sớm để tránh tình trạng tắt đường đến công ty muộn gây ấn tượng không tốt cho người xung quanh. Ngày đầu tiên khi đi làm tại công ty: tấm cao su - cao su kỹ thuật để tạo ấn tượng tốt đối với "sếp" cũng như mọi người tôi đã đến rất sớm và chuẩn bị mọi thứ. Dù là điều nhỏ nhặt nhất cũng sẽ là yếu tố để đánh giá bạn trong ngày đầu tiên đi làm.

3. Ngày đầu tiên đi làm - Hãy sử dụng " nụ cười"

nu-cuoi-ngay-dau-tien-di-lam
Ngày đầu tiên đi làm: nụ cười

Nụ cười chính là vũ khí tốt nhất để tạo nên ấn tượng cho người đối diện. Với nụ cười trên môi sẽ giúp bạn tạo nên sự thân thiện và  hòa nhập với môi trường mới. Nụ cười là vụ khí tốt nhất nhưng hãy biết cách cười đúng lúc nhé. Đừng để nụ cười làm hại bạn. 

4. Ngày đầu tiên đi làm - Thể hiện tinh thần học hỏi

tinh-than-hoc-hoi-ngay-dau-tien-di-lam
Ngày đầu tiên đi làm: tinh thần học hỏi


Lắng nghe, quan sát và ghi chép là yếu tố rất cần thiết trong ngày đầu tiên đi làm sẽ giúp bạn có thể dễ dàng ghi nhớ, học hỏi mọi thứ. Chỉ bằng việc thể hiện tinh thần học hỏi như vậy sẽ tạo hứng thú cho người giảng dạy cho bạn. Tinh thần học hỏi trong ngày đầu đi làm cũng sẽ đem lại ấn tượng tích cực từ phía các đông nghiệp và đặc biệt là "sếp". Hãy  hỏi thật rõ những điều mà bạn vẫn chưa hiểu? Đừng làm việc khi bạn còn mơ hồ.

Đây là tất cả những điều tôi đã thực hiện đối với ngày đầu tiên tôi đi làm tại công ty:  tấm cao su - cao su kỹ thuật của tôi. Còn bạn, bạn đã làm gì?

Friday, January 19, 2018

Câu chuyện " ý nghĩa" về tuyển dụng



Câu chuyện kể về một anh chàng tham gia tuyển dụng tại một công ty sản xuất tấm cao su - giảm chấn cao su nhưng bị loại ngay từ vòng đầu tiên. Nhưng với lòng quyết tâm anh chàng vẫn tiếp tục đến tham dự vòng phỏng vấn trực tiếp. Bạn muốn biết cuối cùng anh chàng đã nhận được điều gi không? Cùng đọc tiếp câu chuyện tôi chia sẻ nhé!
cau-chuyen-y-nghia-ve-tuyen-dung
Câu chuyện "ý nghĩa" về tuyển dụng

Công ty sản xuất tấm cao su - giảm chấn cao su lớn tuyển mộ nhân sự và số người ứng thí rất đông. Họ đều là những người có bề dày kinh nghiệm và có bằng cấp, học vị đáng kính nể. Cuối cùng qua ba vòng thi tuyển chỉ còn lại 11 người được lọt vào vòng cuối cùng được phỏng vấn bởi chính tổng giám đốc và những nhân vật cao cấp trong công ty trực tiếp phỏng vấn. Nhưng khi phỏng vấn vị giám đốc lại thấy những 12 người.
Ông liền hỏi: Ai trong số các vị đã không lọt qua các vòng tuyển chọn trước đó?
– Một chàng trai ngồi bên phải hàng ghế cuối cùng đứng dậy. Thưa ông là tôi!
Anh ta nói thêm: Thưa ông, tôi đã bị loại ngay từ vòng đầu tiên nhưng tôi lại tin rằng mình có thể đậu và vẫn muốn thử sức ở vòng cuối cùng này.
Tất cả mọi người trong phòng đều bật cười kể cả ông già chuyên lo việc trà nước đứng ở phía cửa ra vào. Ông tổng giám đốc vừa ngạc nhiên, vừa tò mò nên hỏi tiếp:
Anh đã bị loại từ vòng đầu, vậy hôm nay anh tới đây có nghĩa gì?
Chàng trai rất tự tin và trả lời:
– Tuy tôi chỉ tốt nghiệp đại học và là một nhân viên bình thường nhưng tôi có 11 năm kinh nghiệm làm việc cho 18 công ty khác nhau.
Ông tổng giám đốc ngắt lời:
Bằng cấp, học lực và chức vụ của anh đều ở mức trung bình. 11 năm kinh nghiệm quả là điều đáng nói nhưng di chuyển đến 18 công ty khác nhau thì đúng là điều chúng tôi băn khoăn.
– Thưa ông, tôi không hề xin chuyển đổi công ty mà tại vì 18 công ty mà tôi đã từng làm việc đều… phá sản – Chàng thanh niên trả lời tỉnh bơ.
Lần này thì cả khán phòng đều cười phá lên. Có môt vài tiếng bình phẩm vang lên: “Cậu ta đúng là người xui xẻo”.
Nhưng chàng trai không vì thế mà tức giận. Anh tiếp tục nói:
– Tôi nghĩ rằng đó mới chính là điểm mạnh của riêng tôi mà không phải ai trong quí vị ở đây đều có được. Lại một lần nữa anh khiến tất cả mọi người ngạc nhiên. Chính lúc này, ông già phục vụ nước tiến đến bàn chủ tọa và rót nước cho các vị lãnh đạo trong hội đồng giám khảo. Chàng trai tiếp tục:
– Tôi hiểu rất rõ 18 công ty đó bởi tôi đã từng cùng với những đồng nghiệp của mình chung sức để kéo chúng khỏi bờ vực phá sản. Tuy không thành công, nhưng tôi đã học được rất nhiều điều từ những việc đó. Đa số chúng ta thường thích tìm hiểu và học hỏi những kinh nghiệm để thành công nhưng khác với quí vị, tôi chắc chắn có nhiều kinh nghiệm hơn những người ngồi đây ở chỗ biết làm thế nào để tránh sai lầm và thất bại. Ngừng một chút, chàng trai nói tiếp:
– Tôi tin chắc những kinh nghiệm để thành công thường có những điểm tương đồng nhưng lý do để dẫn đến thất bại thì luôn luôn khác nhau. Thật sự rất khó biến kinh nghiệm thành công của người khác thành của chính mình, nhưng chúng ta lại rất dễ phạm sai lầm giống những kẻ người khác.
Vừa nói xong, chàng trai đứng dậy và tỏ ý muốn rời khỏi phòng. Ông phục vụ già lại chồm lên rót nước cho vị tổng giám đốc. Bất ngờ chàng trai quay đầu lại mỉm cười và nói:
– 11 năm với 18 công ty khác nhau cho phép tôi có sự quan sát và óc phân tích về sự việc. Vì vậy, tôi tin rằng vị tổng giám đốc thực sự chính là vị đang đứng rót nước kia. Cả 11 thí sinh trong phòng đều tròn mắt ngạc nhiên và nhìn về phía người phục vụ già. Lúc này, ông già lao công mỉm cười hài lòng nói:
– Rất tốt! Anh sẽ là người đầu tiên được nhận vào làm việc tại công ty chúng tôi. 

Thursday, January 18, 2018

5 kinh nghiệm khi đi phỏng vấn


Một cuộc phỏng vấn thành công được dựa trên nhiều yếu tố khác nhau: từ hình thức đến nội dung. Nhiều người trước khi tìm được một công việc thì đã phải trải qua rất nhiều lần phỏng vấn. Câu hỏi đặt ra ở đây là: “tại sao lại bị loại” dường như chưa được các ứng viên chú ý. Vì vậy, để tránh mất thời gian đi phỏng vấn ở nhiều nơi thì bạn hãy thử tham khảo 5 kinh nghiệm khi đi phỏng vấn này nhé:

1. Kinh nghiệm khi đi phỏng vấn - Trang phục.


Image result for trang phục đi xin việc
Kinh nghiệm khi đi phỏng vấn - trang phục

Trang phục là yếu tố đầu tiên để nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên. Khi bạn mặc trang phục nghiêm túc đi phỏng vấn chứng tỏ: bạn hiểu biết về văn hóa doanh nghiệp và tôn trọng nhà tuyển dụng. Ở bên ngoài bạn có thể mặc các trang phục khác nhau nhưng hãy nhớ kĩ khi đi phỏng vấn bạn nên chọn những trang phục nghiêm túc nhé. Ấn tượng đầu tiên không phải là tất cả nhưng sẽ quyết định đến mức độ của người tuyển dụng dành cho bạn. Nếu bạn khồng lưu tâm đến vấn đề trang phục khi đi phỏng vấn nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người xuề xòa và không coi trọng buổi phỏng vấn.


2. Kinh nghiệm khi đi phỏng vấn - Ngôn ngữ cơ thể.


Đối với một cuộc phỏng vấn thì ngôn ngữ cơ thể là một trong những yếu tố khá quan trong để nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên. Nhà tuyển dụng là người rât tinh ý, chỉ cần một hành động nhỏ của bạn mà nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn là người như thế nào.

Image result for tư thế ngồi khi đi phỏng vấn
Kinh nghiệm khi đi phỏng vấn - Ngôn ngữ cơ thể

Chẳng hạn như một người bạn của tôi khi đi phỏng vấn nhân sư của một công ty sản xuất cao su kỹ thuật giảm chấn cao su. Chị ấy có kỹ năng chuyên môn khá ổn, rất tự tin mình sẽ đỗ trong đợt phỏng vấn này, nhưng kết quả cuối cùng là chị lại bị trượt. Hỏi ra mới biết lý do bị trượt là nhìn đồng hồ liên tục và luống ca luống cuống (con chị hôm đó bị ốm). Do vậy, hãy chú ý đến những hành động tưởng chừng như nhỏ bé đó nhé.


3. Kinh nghiệm khi đi phỏng vấn - Thái độ.


Image result for thái độ khi đi phỏng vấn xin việc
Kinh nghiệm khi đi phỏng vấn - Thái độ

Khi đi ứng tuyển bạn nhớ rằng phải luôn giữ thái độ tự tin tạo sự tin tưởng cho nhà tuyển dụng. Để nhà tuyển dụng cảm thấy sự tư tin và thắng thắn của bạn thì khi trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng bạn hãy nhìn thẳng vào mắt nhà tuyển dụng và trả lời. Khi trả lời phải trả lời đúng trọng tâm và dứt khoát tránh trả lời lan man. Để làm được điều đó bạn hãy chuẩn bị tinh thần thật tốt khi đi phỏng vấn nhé.

4. Kinh nghiệm khi đi phỏng vấn - Mỉm cười đúng lúc.


Image result for nụ cười khi đi phỏng vấn
Kinh nghiệm khi đi phỏng vấn - Mỉm cười đúng lúc

Nụ cười là một trong những thứ vũ khí rất mạnh để tạo nên thiện cảm của người đối diện của mình, nhưng không phải lúc nào cũng nên nở nụ cười. Vì vậy trong cuộc phỏng vấn, bạn hãy tận dụng nụ cười của mình đúng lúc. Chẳng hạn, khi bạn kể về một tình huống hài hước hay khi vừa trả lời xong một câu hỏi thì hãy nhìn thẳng vào nhà tuyển dụng và cười… Không chỉ thể hiện thái độ thân thiện và chân thành, nụ cười còn giúp tạo nên bầu không khí thoải mái trong cuộc phỏng vấn.


5. Kinh nghiệm khi đi phỏng vấn - Đừng bao giờ nói "tôi không biết" hoặc "tôi không làm được".


Image result for tư thế ngồi khi đi phỏng vấn
Đừng bao giờ nói "tôi không biết" hoặc "tôi không làm được"

Khi gặp một câu hỏi về một vấn đề nào đó mà bạn chưa từng nghe qua, đừng vội trả lời rằng “tôi không biết” hay “tôi không làm được” nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người không đủ năng lực. Thay vào đó, hãy trả lời một cách khôn khéo léo hơn: “Tôi chưa tìm hiểu” hoặc “Tôi chưa tìm hiểu về vấn đề này kỹ” để chứng tỏ bạn là người không ngừng học hỏi. Đây là một trong những kỹ năng trả lời phỏng vấn bạn nên lưu ý.


















Wednesday, January 17, 2018

Quản lý nhân sự hiệu quả

Quản lý nhân viên hiệu quả sẽ giúp tạo ra năng suất làm việc tốt nhất của nhân viên đồng thời khẳng định, phát huy vai trò của người quản lý. Qua nhiều năm làm việc trong lĩnh vực quản lý nhân sự của một công ty sản xuất cao su kỹ thuật - giảm chấn cao su tôi đã rút ra được 5 điều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhân sự như sau:

Quản lý nhân sự hiệu quả - tinh thần trách nhiệm cao luôn hết lòng vì công việc.


Một người sếp muốn có đội ngũ nhân viên có trách nhiệm và tận tâm với công việc thì việc đầu tiên phải là người làm gương. Nhà quản lý tốt và làm gương cho nhân viên là người luôn nỗ lực hết mình để thực hiện công việc, dám nhận trách nhiệm, không ngại khó và khổ. Luôn hết lòng công hiến thực hiện mục tiêu chiến lược, đóng góp cho sự phát triển công ty, bộ phận và đem lại lợi ích tốt nhất cho nhân viên của mình. Chính tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình của người quản lý sẽ giúp tạo lên nhiệt huyết cho các nhân viên.

Quản lý nhân sự hiệu quả - tầm nhìn chiến lược.


Đây chính là kỹ năng quan trọng mà một nhà quản lý cần phải có để tập hợp các nguồn lực, bố trí nguồn nhân lực một cách hợp lý và tạo sự thống nhất trong hành động. Chỉ khi có tầm nhìn chiến lược tốt thì người quản lý mới có thể phân bổ nguồn nhân lực một cách chính xác cho những định hướng đó.

Quản lý nhân sự hiểu quả - Biết lắng nghe và thấu hiểu.

Image result for lắng nghe và thấu hiểu
Lắng nghe và thấu hiểu

Nhà quản lý không chỉ là người nói 
và ra lệnh mà phải biết lắng nghe những nhu cầu của nhân viên. Lắng nghe tất cả những ý kiến, quan điểm và những đóng góp đến từ chính nhân viên của mình trước khi đưa ra một chính sách, quy định mới…Không chỉ ngừng lại ở lắng nghe mà còn phải biết thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng và sẻ chia những khó khăn, niềm vui, nỗi buồn với nhân viên. Chính sự lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ đó của quản lý sẽ giúp tạo ra một môi trường làm việc tốt nhất dành cho nhân viên thúc đẩy tinh thần làm việc và công hiến của nhân viên.

Nắm rõ những điểm mạnh - yếu của nhân viên để có thể giao việc chính xác.

Một nhà lãnh đạo giỏi là người mà có thể nhìn thấy nhân viên của mình có những điểm mạnh là gì? yếu là gì? Để từ đó có thể chỉ ra những điểm yếu cho nhân viên của mình có thể khắc phục và giao việc hiểu quả.

Nhân viên cũng cần phải được phát triển. Từ việc nắm được những điểm mạnh - yếu của nhân viên mà người quản lý có thể đưa ra được định hướng và lộ trình cho nhân việ của mình trên cơ sở những điểm mạnh - yếu đó.


Tạo động lực bằng việc khen - chê đúng.


Image result for nghệ thuật khen chê
Nghệ thuật khen chê

Người lãnh đạo giỏi là người không chỉ nhìn vào các điểm yếu và không tốt của nhân viên mà còn phải biết nhìn vào các điêm tích cực để đưa ra những lời khen chê rõ ràng. 

Bạn sẽ thấy lợi ích to lớn từ những lời khen ngợi dành cho nhân viên đó. Chỉ cần một lời khen sẽ khiên nhân viên của bạn cảm thây rằng " À! Hóa ra công sức mình bỏ ra không phải là vô nghĩa". 

Những lời khen - chê cũng có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Đôi lúc chỉ đơn giản là một lời khen, đôi lúc lại cần phải là những món quà. Cách khen - chê nhân viên sao cho đúng là cả một nghê thuật. 

Ví dụ điển hình là: khi tôi mới làm quản lý nhân sư. Lúc đó tôi còn non trẻ chưa biết cách quản lý nhân viên sao cho đúng cách và không biết rằng lời nói có sức mạnh và tác hại ra sao. Khi có một công nhân trong công ty sản xuất cao su kỹ thuật giảm chấn cao su của tôi quản lý làm mắc sai lầm, tôi đã trách mắng công nhân đó trước mặt toạn bộ mọi người khiến nhân viên đó xấu hổ mà nghỉ việc. Đây là một kinh nghiệm về việc xử lý khen chê không đúng cách khiến tôi nhớ mãi.

Hy vọng với những câu chuyện trên sẽ phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về việc quả lý nhân sự sao cho hiệu quả!

Sunday, January 14, 2018

Kinh nghiệm khi đi xin việc

3 kiểu ứng viên khi đi xin việc


Sau đây tôi xin chia sẻ với mọi người câu chuyện về cách xử lý tính huống của 3 dạng ứng viên cơ bản.

Dạng ứng viên  1: Biết người biết ta - Trăm trận trăm thắng

Dạng này thường khá ít nhưng chất lượng, ngoài ăn nói lịch sự, khôn khéo và tác phong chuyên nghiệp, còn hết sức khiêm tốn. 

Câu chuyện về một ứng viên ứng tuyển vào vị trí quản lý nhân sư:

Đi phỏng vấn vào công ty, khi được hỏi về "lý do chọn công ty", bạn này sẽ kể một mạch về tiểu sử hình thành, phát triển, những thành tích mà công ty đã đạt được bao nhiêu năm qua, rồi chốt lại là từ những lý do trên, em thấy công ty anh là một nơi thích hợp để em làm việc và cống hiến...

Nói chung đây là dạng rất khéo léo và làm cho người phỏng vấn cảm thấy thỏa mái.


Image result for ứng viên khi đi xin việc

Biết ngươi biết ta


Đến khi hỏi về mức lương, bạn ấy khéo léo trả lời: "Em tự thấy mình còn hạn chế nhiều mặt, anh cứ cho phép em được thử việc 2 tháng nếu làm được thì anh em mình ngồi lại đàm phán lương lậu sau".

Xong còn thêm câu: "Mà em nghĩ, người có kinh nghiệm về nhân sự như anh, chắc chắn sẽ không để nhân viên mình phải chịu thiệt thòi nếu họ làm tốt, đúng không anh?

Bạn ấy gài mình mà gài khéo, trả lương thấp hóa ra mình không có kinh nghiệm tuyển người, gài dễ thương nên mình cũng cho qua.
Sau 2 tháng làm việc, bạn ấy làm được việc thật, thế là nhận, mà lương còn cao hơn nhân viên khác.

Dạng ứng viên 2: Biết người mà không biết ta


Dạng này thì khá nhiều, vào công ty nào mà thấy văn phòng hoành tráng và bề thế quá, là "hồn xiêu phách lạc", "tim đập chân run" ngay. 

Câu chuyện về một ứng viên ứng tuyển vào công ty sản xuất  tấm cao su - cao su kỹ thuật:

Đến lúc vào phỏng vấn vẫn mang theo tâm thế mình yếu hơn người ta, mình đi "xin việc", mà đã "xin" thì phải khép nép. Nên khi được hỏi em muốn mức lương bao nhiêu? Bạn ấy đáp rất nhỏ nhẹ: "Dạ, em mới ra trường SAO CŨNG ĐƯỢC anh ạ".


Image result for ứng viên khi đi xin việc

Biết người mà không biết ta



Thế là tôi liền thử bằng cách bảo:  thế ra em sống không cần lương, anh trả em 3 triệu/tháng em làm không? Lúc này mới đáp dạ ít quá em không làm được.

Còn có bạn, cũng vì cái từ "SAO CŨNG ĐƯỢC" nên vào làm mới được 1-2 tháng thì thập thò ngay cửa phòng của sếp xin nghỉ lý do vì đâu ai cũng biết. Xong lại trách công ty gì nhìn lớn mà trả lương bèo bọt. 


Dạng ứng viên 3: Biết ta mà không biết người


Dạng này thì cũng rất nhiều, vào văn phòng mà như đi chơi, nói chung tinh thần tự tin vững mạnh hơn dạng thứ 2. Tự tin đầy mình, oang oang như chốn không người, nhìn mọi người bằng nửa con mắt.

Câu chuyện về ứng viên ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh:

Vào phỏng vấn, đưa ra các loại bằng cấp , giấy chứng nhận kỹ năng mềm, bảng điểm các kiểu. Xong được hỏi: "Em đã biết gì về công ty chưa?" thì gãi đầu gãi tai bảo: "Em gấp quá nên mới tìm hiểu sơ sơ!"


Image result for ứng viên khi đi xin việc

Biết ta mà không biết người


Rồi khi được hỏi: "Anh thấy hồ sơ em ghi bằng tiếng Anh, chắc trình cũng khá, em giới thiệu về bản thân và cho anh biết vì sao em chọn công việc này nhé". Lúc bấy giờ bảo"Thôi em nói tiếng Việt nghe anh, tiếng Anh em nói chưa được tốt lắm, em viết được thôi"!?

Rồi yêu cầu lương thấp nhất là 8 triệuNhững bạn này thì thật sự gây khó chịu cho người phỏng vấn.

Hy vọng với những chia sẻ trên thì các bạn đi ứng tuyển sẽ biết mình thuộc dạng nào? Từ đó, có thể khắc phục được những điều bản thân chưa có.